Hạnh phúc không chỉ là đích đến, mà là cách chúng ta sống mỗi ngày. Nhưng tại sao cảm giác không hạnh phúc lại đang gia tăng trên toàn cầu? Và làm thế nào để mỗi người có thể kiến tạo hạnh phúc bền vững cho chính mình?
Cảm giác không hạnh phúc đang gia tăng trên toàn cầu – Chúng ta cần làm gì?
“Hôm nay (20/3) là ngày Quốc tế Hạnh phúc nhưng chúng ta chứng kiến cảm giác không hạnh phúc đang gia tăng trên toàn thế giới”
– Giáo sư Ronald R. O’Donnel (Thuộc đại học bang Arizona, Mỹ), Chủ tịch SunCare Healthy đã mở đầu như thế trong bài báo cáo sáng nay tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Công tác xã hội vì sự phát triển tích cực của con người: Lý thuyết và thực hành.

Sáng nay, mình có mặt tại Hội thảo và được nghe báo cáo của 4 chủ đề. Tất cả đều xoay quanh câu chuyện: làm sao để hạnh phúc.
Những bàn luận của các báo cáo viên khiến cho mình được mở mang thêm nhiều điều.
Trước hết, Bà Christina Torsein, đại diện UNICEF chia sẻ về những hiện trạng tác động tiêu cực đến đời sống của người dân tại ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng. Trong đó, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đến đời sống trên mọi mặt. Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là trẻ em.
Bà nhấn mạnh, điều cần thiết là xây dựng năng lực chống chịu, khả năng phục hồi của mỗi cá nhân trước những thiên tai.
Thứ 2, Giáo sư Ronald R. O’Donnel chia sẻ về ” Nền tảng học tập trực tuyến cho bác sĩ lâm sàng để can thiệp tâm lý cho căng thẳng và tình trạng sức khỏe tâm thần ở Việt Nam”. Trong đó, ông chia sẻ những vấn đề đang gia tăng trên cả toàn thế giới đó là:
- Dịch bệnh không lây nhiễm (NCD) (Bệnh không truyền nhiễm (non-communicable disease) (NCD) là một trường hợp y tế hay căn bệnh mà theo định nghĩa là không nhiễm trùng hoặc không lây truyền giữa người với người. Bệnh không truyền nhiễm có thể chỉ đến những bệnh mãn tính diễn tiến chậm và có thời gian kéo dài. Đôi khi, bệnh dẫn đến tử vong nhanh trong một số bệnh như bệnh tự miễn nhiễm, bệnh tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, loãng xương, bệnh An-dai-mơ, đục thủy tinh thể… Từ kiwi)
- NCD phần lớn do các hành vi lối sống (chế độ ăn uống, sinh hoạt thể chất, hút thuốc…)
- Rối loạn tâm thần và những chất gây ng.hiện
- NCD, lối sống kèm = tăng nguy cơ mắc bệnh và t.ử v.ong
- gia tăng trầm cảm, lo lắng, sử dụng chất k.ích th.ích trên toàn cầu
Tất cả những yếu tố đó gia tăng cảm giác không hạnh phúc ở toàn thế giới.
Chánh niệm và thay đổi thói quen – Chìa khóa để kiến tạo hạnh phúc bền vững
Trong bài báo cáo của mình, giáo sư đưa ra một trong những cách để có được hạnh phúc đó là CHÁNH NIỆM, THAY ĐỔI THÓI QUEN. Ông chia sẻ về VÒNG LẶP THÓI QUEN. Cách để có thể thay thế một thói quen tiêu cực sang một thói quen lành mạnh nằm ở việc chúng ta chọn PHẢN ỨNG (Response) như thế nào trước ĐỜI SỐNG (Cue) để có được PHẦN THƯỞNG (Reward)

GS Ronald cũng chia sẻ về các bước để tạo nên một thói quen mới, bao gồm:
Bước 1: Lên kế hoạch cho 1 thói quen nhỏ
Sử dụng QUY TẮC 2 PHÚT. Thói quen mới của bạn sẽ mất chưa đầy 2 phút để hoàn thành. Giúp bạn dễ dàng bắt đầu và thực hành thói quen hằng ngày. Từ góc độ khoa học thói quen, bạn chỉ cần 2 phút mỗi ngày để xây dựng thói quen mới. Điều này, mình đã từng áp dụng rất thành công quy tắc này khi bắt đầu lại thói quen đọc sách, viết ở thời điểm chăm con nhỏ. Và cũng chính từ bí quyết này, mình đã hoàn thành quyển sách với 48.000 chữ chỉ trong 3 tháng. Mình cũng đã chia sẻ nó trong quyển “Từ kiên cường đến hạnh phúc” – cách để những người mẹ dành thời gian làm những điều mình yêu thích (Trang 63).
GS Ronald đề xuất có thể viết ra:
“Thói quen 2 phút của tôi là:……..”
Bước 2: lặp lại hằng ngày
Chìa khóa để tạo ra một thói quen mới là LẶP LẠI. Thực hiện cùng một thói quen hằng ngày. Với sự lặp lại, thói quen sẽ trở nên tự động hoặc vô thức. Bạn sẽ làm điều đó hằng ngày mà không cần suy nghĩ về nó. Sự lặp lại – luyện tập hằng ngày – quan trọng hơn thời gian bạn luyện tập trong bao lâu.
Bước 3: Cam kết.
Cam kết với kế hoạch thói quen của bạn:
Tôi sẽ …………………………(làm gì? Thói quen của bạn)
Vào ………(Khi nào? ngày/giờ)
Ở ………..(ở đâu)
Cùng với …………………..ai? (Tùy chọn) Bạn có thể rủ thêm 1 người có mặt cùng bạn khi thực hành thói quen của mình.
Ví dụ: Tôi sẽ cười với chính mình khi nhìn vào gương mỗi buổi sáng (Rủ con/ chồng/ bạn cùng thực hiện thì sẽ tăng cơ hội thành công)

Theo GS, chìa khóa thành công của việc tạo thói quen mới nằm ở yếu tố:
- Lặp lại
- Tính nhất quán (Thực hiện tại 1 khung giờ)
- Thiết kế môi trường (Dễ dàng thực hiện)
- Đừng bỏ lỡ >1 ngày
- Kiên trì (Với những thói quen khó cần hơn 200 ngày thực hiện liên tục)
Góc nhìn từ chuyên gia: Lối sống người Việt và cơ hội xây dựng cuộc sống lành mạnh
Giáo sư Paul Dương Trần – Làm việc tại Fulbright Scholar Vietnam báo cáo về đề tài “Thúc đẩy lối sống lành mạnh theo cách của người Việt: Một con đường khó khăn nhưng đơn giản”

GS chia sẻ, 80% yếu tố quyết định đến sức khỏe của con người liên quan đến thức ăn, môi trường sống
GS Paul chia sẻ, ông sống, làm việc ở nhiều nước trên thế giới nhưng ông nhận ra những yếu tố về văn hóa, tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi để xây dựng lối sống tích cực, hạnh phúc. Là cơ sở để người Việt có thế có cuộc sống khỏe về thể chất, khỏe về tinh thần
80% Người Việt Nam có nhà ở (không phải chung cư), sự tương tác xã hội trong cộng đồng cao. Điều này khác rất nhiều so với các quốc gia khác. 65% dân cư ở nông thôn.
Cô đơn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng cô đơn đang gia tăng trên toàn cầu (hình minh họa ở dưới). Việt Nam, chỉ số này không cao. Ông chia sẻ, Việt Nam có rất nhiều quán cf cóc, người VN thích ngồi gần nhau để trò chuyện. Người Việt Nam cũng rất thích hoa, họ thích chụp hình. Tất cả những điều đó là điều kiện, bản tính tự nhiên. Những điều đó khiến cho người Việt Nam dễ dàng xây dựng được lối sống tích cực.
Bên cạnh đó, con người và thiên nhiên của Việt Nam cũng được ưu ái những đặc điểm tuyệt vời. Dáng người nhỏ bé nhất trong nhóm người châu Á.
Ông chia sẻ rằng, ông ăn nhiều nơi trên thế giới nhưng thức ăn của người Việt lành mạnh nhất, trang trí đẹp và ngon nhất. Cái cách người Việt trang trí món ăn và ăn chúng thể hiện sự chánh niệm và gợi nhiều cảm giác thích thú.

Ông cũng đặt câu hỏi cho người nghe tự trả lời rằng: Tại sao người Việt lại phải đi ăn đồ nhập ngoại trong khi có một nền ẩm thực tuyệt vời như vậy?
Bên cạnh những yếu tố tích cực, bài báo cáo của GS Paul cũng chỉ ra 2 yếu tố khiến cho đời sống của người Việt đi xuống đó là hút thuốc và uống rượu bia. Việt Nam là nước có tỉ lệ hút thuốc đứng thứ 2 trong ASEAN. Còn tỉ lệ uống rượu bia cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Lối sống mang tính xã hội cao của người Việt giúp người Việt không cô đơn và có những kết nối bền chặt nhưng lối sinh hoạt chung cũng khiến người Việt không có thời gian tĩnh lặng 1 mình (quite time). Vì vậy, chúng ta cần chậm lại 1 chút để dành thời gian riêng cho chính mỗi người. Chính khoảng thời gian riêng đó sẽ giúp mỗi người tĩnh lặng hơn đẻ xử lý những nhu cầu, vấn đề riêng trong cuộc sống.
Tạm kết
Những báo cáo trong buổi hội thảo giúp bản thân mình và những người tham dự đều thấy tâm đắc. Nuôi dưỡng những thói quen để cuộc sống hạnh phúc hơn là điều mà ai cũng cần hướng đến. Bởi giàu có, quyền lực, địa vị có đi chăng nữa những nếu cơ thể không khỏe mạnh, tinh thần không thoải mái, nhẹ nhàng thì mọi nỗ lực cũng thật vô nghĩa.
Hội thảo Công tác Xã hội Quốc tế tổ chức tại Đại học Sư Phạm Đà Nẵng. Hội thảo diễn ra từ ngày 20 /3 – 22/3 với sự góp mặt của gần 150 các nhà khoa học, nhà giáo, nhà thực hành trong nước và quốc tế.