- Bạn có nhiều kinh nghiệm về SEO không?
Đó là câu hỏi mà hầu hết các ứng viên content nhận được khi trò chuyện với các tuyển dụng. SEO luôn là yếu tố được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu khi viết bài website. Nhưng có một sự thật là Google đã bắt đầu xử phạt việc nhồi nhét từ khóa từ lâu vì nó làm gián đoạn trải nghiệm đọc. Quan tâm quá nhiều đến yếu tố kỹ thuật mà quên đi giá trị mang lại cho độc giả là một trong những sai lầm khiến website của trường được “mất điểm” trong “mắt” của Google và cả độc giả. Yếu tố khiến cho google đề xuất trang và độc giả yêu thích website trường bạn là EEAT SEO.
EEAT (trước đây gọi là EAT). EEAT là thuật ngữ mà Google sử dụng để viết tắt của Kinh nghiệm (Experience) , Chuyên môn (Expertise), Tính xác thực (Authoritativeness)và Tin cậy (Trustworthiness).
Mô hình EEAT – Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google
Vào tháng 2 năm 2019, Google đã phát hành sách, “Cách Google chống lại thông tin sai lệch ”, nêu rõ tầm quan trọng của EEAT trong bảng xếp hạng của google.
EEAT là một yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng tổng thể của một website.
Đây là một tiêu chuẩn được Google sử dụng để đánh giá chất lượng nội dung trên một website. EEAT là một khía cạnh thiết yếu của thuật toán tìm kiếm của Google, vì nó giúp xác định website nào sẽ xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm dựa trên độ tin cậy và giá trị nội dung mà website của bạn đưa lên.
– Trích từ advertisingvietnam
Trong bản cập nhật mới nhất năm 2024 của google về “Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm” đã chỉ rõ, một trong những yếu tố khiến website có chất lượng thấp là thiếu EEAT.
Website của trường bạn đã có yếu tố EEAT chưa? Rà soát các yếu tố dưới dây để tự đánh giá nhé!
Yếu tố tạo nên EEAT SEO cho website
Tin cậy (Trustworthiness)
Tin cậy là xem xét mức độ chính xác, trung thực, an toàn và đáng tin cậy của trang.
Loại và mức độ tin cậy cần thiết tùy thuộc vào trang, ví dụ:
●Đánh giá sản phẩm phải trung thực và được viết để giúp người khác đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt (chứ không chỉ để bán sản phẩm).
●Các trang thông tin về chủ đề YMYL (chủ đề tài chính, sức khỏe) rõ ràng phải chính xác để tránh gây tổn hại cho con người và xã hội.
●Các bài đăng trên mạng xã hội về các chủ đề không phải YMYL có thể không cần mức độ Tin cậy cao, chẳng hạn như khi mục đích của bài đăng là để giải trí cho khán giả và nội dung của bài đăng không có nguy cơ gây hại.
Kinh nghiệm, Chuyên môn và Quyền hạn là những khái niệm quan trọng có thể hỗ trợ bạn đánh giá về Niềm tin
Kinh nghiệm (Experience)
Kinh nghiệm (Experience): Xem xét mức độ mà người sáng tạo nội dung có kinh nghiệm trực tiếp hoặc kinh nghiệm sống cần thiết cho chủ đề. Nhiều loại trang đáng tin cậy và đạt được mục đích tốt khi được tạo bởi những người có nhiều kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ: bạn sẽ tin tưởng điều gì: bài đánh giá sản phẩm của người đã đích thân sử dụng sản phẩm hoặc bài đánh giá của người chưa sử dụng?
Chuyên môn (Expertise)
Chuyên môn (Expertise): Xem xét mức độ mà người tạo nội dung có kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết cho chủ đề.
Các chủ đề khác nhau đòi hỏi trình độ và loại chuyên môn khác nhau để đáng tin cậy. Ví dụ: bạn sẽ tin tưởng điều nào: lời khuyên về giáo dục trẻ từ các chuyên gia tâm lý, giáo dục, giáo viên hay từ một chủ cửa hàng thời trang
Tính xác thực (Authoritativeness)
Tính xác thực (Authoritativeness): Xem xét mức độ mà người tạo nội dung hoặc trang web được biết đến như một nguồn truy cập cho chủ đề. Mặc dù hầu hết các chủ đề không có một trang web chính thức, có thẩm quyền hoặc người tạo nội dung, nhưng khi có, trang web hoặc người tạo nội dung đó thường nằm trong số những nguồn đáng tin cậy và đáng tin cậy nhất.
Ví dụ: Nghiên cứu được công bố từ một trường đại học có thể là nguồn thông tin xác thực của nội dung liên quan đến giáo dục. Hoặc trang chính thức của chính phủ để nhận hộ chiếu là nguồn duy nhất, chính thức và có thẩm quyền để gia hạn hộ chiếu.
Khi trường học của bạn có cách chuyên gia thì trang web của trường có thể trở thành nguồn truy cập cho độc giả hoặc người dùng khác.
Kinh nghiệm, Chuyên môn và Quyền hạn có thể trùng lặp đối với một số loại trang và chủ đề (ví dụ: ai đó có thể phát triển Chuyên môn trong một chủ đề do Kinh nghiệm trực tiếp được tích lũy theo thời gian. Haile.vn là một trang như thế) và các kết hợp E-E-A khác nhau có thể liên quan đến các chủ đề khác nhau. Bạn nên xem xét mục đích, loại và chủ đề của trang, sau đó tự hỏi điều gì sẽ khiến người sáng tạo nội dung trở thành nguồn đáng tin cậy trong bối cảnh đó.
Niềm tin là thành viên quan trọng nhất trong gia đình E-E-A-T vì các trang không đáng tin cậy có E-E-A-T thấp cho dù họ có vẻ có kinh nghiệm, chuyên gia hay có thẩm quyền đến đâu.
Ví dụ: một vụ lừa đảo tài chính là không đáng tin cậy, ngay cả khi người sáng tạo nội dung là một kẻ lừa đảo có kinh nghiệm và chuyên môn cao, được coi là kẻ lừa đảo thường xuyên thực hiện!
Thật đáng tiếc nếu trường học của bạn có website nhưng không thể tạo được yếu tố EEAT. Dưới đây, là 3 chiến lược nội dung giúp chất lượng trang web của trường đạt được xếp hạng cao của google và độc giả.
Ba chiến lược nội dung để website của trường được yêu thích
Phát triển chuyên mục Blog cho website của trường
Các trường học hoặc tổ chức giáo dục trên thế giới đã tạo ra những nội dung giá trị bằng việc phát triển chuyên mục Blog của trường. Điều này thu hút độc giả đồng thời khẳng định vị thế của họ trong lòng người đọc. Không ít bài viết về giáo dục của tôi lấy cảm hứng từ các số liệu hay nghiên cứu của các trường học trên thế giới.
Blog không phải là điều mới mẻ nhưng hầu như website ở các trường Việt nam chưa tận dụng được thế mạnh của nó. Hầu hết các nhà quản trị đánh giá thấp giá trị mà chuyên mục Blog mang lại cho chiến lược truyền thông cũng như tuyển sinh của trường. Họ chỉ đang tập trung làm thế nào để nâng cao tỉ lệ tuyển sinh. Tuy nhiên, tạo ra những nội dung giá trị trên Blog có khả năng tăng tỉ lệ chuyển đổi của tuyển sinh.
Một chuyên mục blog được cập nhật thường xuyên hàng tháng hoặc hàng tuần sẽ khiến website của bạn được google chú ý. Nếu nội dung bạn chia sẻ chất lượng, google sẽ ưu tiên giới thiệu nó với người tìm kiếm.
Bên cạnh đó, có một kho nội dung giá trị sẽ biến website của trường bạn trở thành nơi ghé thăm thường xuyên của độc giả. Đó là cách mà website giữ chân khách hàng một cách tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất.
Hơn hết, niềm tin của khách hàng được tích lũy qua quá trình đó, vì thế, họ sẽ dễ dàng chọn bạn khi có đề xuất phù hợp hoặc giúp lan tỏa giá trị cho trường một cách miễn phí. Ra mắt chuyên mục Blog trên website ngay, nếu bạn muốn chiến dịch tuyển sinh trong mùa hè năm nay đạt được chiến thắng. Bạn thiếu đội ngũ thì EduPen đang sẵn sàng tặng bạn giải pháp Phát triển Blog cho trường học. Liên hệ với chúng tôi ngay trong tháng 5 này để tối ưu 90% chi phí nhé!
Để các chuyên gia của bạn tỏa sáng
Để các chuyên gia của trường bạn tỏa sáng là cách giúp website trường trở nên chất lượng. Bạn đừng thở dài nếu trường bạn không có Tiến sĩ hay Thạc sĩ nào nhé. “Chuyên gia” ở đây không chỉ alf những người có học hàm cao trong lĩnh vực giáo dục mà họ là những người có kinh nghiệm làm việc. Một giáo viên mầm non với 1000 giờ trò chuyện với trẻ cũng chuyên gia trong giáo dục mầm non.
Như chia sẻ ở trên, việc những nội dung được tạo ra bởi các chuyên gia sẽ giúp website tạo ra yếu tố Chuyên môn, Xác thực từ đó tạo ra Niềm tin. yếu tố đó giúp google và đọc giả đánh giá cao chất lượng trang web của trường.
Nội dung được tạo ra bởi các chuyên gia có thể là chuyên gia trực tiếp viết hoặc chuyên viên truyền thông của trường có thể phỏng vấn và biên tập lại.
Để các chuyên gia của trường tỏa sáng không chỉ giúp website của trường tăng thêm giá trị, mà còn là cách thu hút độc giả.
Hãy tưởng tượng, học sinh, sinh viên và phụ huynh thường tin tưởng vào hướng dẫn từ giáo viên của họ. Khi giáo viên xuất hiện trên trang web của trường, độc giả sẽ lưu ý điều này. Và thường lui tới để nhận được những chia sẻ hữu ích từ người mà họ quan tâm
Bên cạnh đó, khi chuyên gia trường tỏa sáng trên các bài viết, họ cảm thấy tự hào và có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Đó cũng là cách để xây dựng tình yêu và gắn bó hơn với công việc tại trường.
Những câu chuyện trải nghiệm (Hoặc nội dung do người dùng tạo – UGC)
Trải nghiệm là một trong các loại content được yêu thích. Theo Nostol, nội dung do người dùng tạo (UGC) có sức ảnh hưởng gấp 9.8 lần so với các KOL và hiệu quả gấp 6 lần nội dung do thương hiệu tạo ra . Chia sẻ những câu chuyện kể lại trải nghiệm là cách tạo ra nội dung có giá trị cho website trường học. Đây là dạng nội dung có tính Xác thực và mang lại Niềm tin cho độc giả. Những câu chuyện trải nghiệm có thể đến từ học sinh, sinh viên, học viên, phụ huynh… Nó có thể là câu chuyện thành công hoặc là trải nghiệm họ đi tìm một điều gì đó có ý nghĩa với họ và với độc giả.
Ví dụ về 5 loại câu chuyện trải nghiệm trong trường học có giá trị với độc giả như:
- Câu chuyện thành công của sinh viên vừa ra trường
- Hành trình từ A – B của …
- Vì sao tôi…
- Cách mà A đạt điều gì đó
- Câu chuyện đằng sau ánh hào quang
Qua những câu chuyện trải nghiệm, độc giả có thể tìm được sự đồng cảm, động lực và niềm tin từ đó yêu thích thương hiệu.
Không quá khó để thực hiện dạng nội dung này, chuyên viên nội dung có thể thực hiện phỏng vấn, quay video hoặc viết bài theo định dạng kể chuyện. Lưu ý là những nội dung về câu chuyện trải nghiệm sẽ có tác dụng truyền cảm hứng, vì thế, có thể sử dụng lối kể chuyện nhẹ nhàng.
Ngoài 3 cách trên sẽ có thêm những cách, định dạng khác để tạo nội dung chất lượng cho website của trường học. Nếu bạn thiếu nhân sự để thực hiện hóa chiến lược phát triển thương hiệu của trường học, chúng tôi có đội ngũ EduPen với nhiều năm kinh nghiệm viết về giáo dục sẵn sàng hỗ trợ bạn Ra mắt chuyên mục Blog cho website. Liên hệ ngay để có một mùa hè tuyển sinh chất lượng nhé!