TỰ TI VÌ TỐT NGHIỆP NGÀNH HỌC KHÔNG XU THẾ. TÔI ĐÃ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?

Tự ti vì tốt nghiệp ngành học không xu thế. Nộp 7749 bộ hồ sơ tìm việc nhưng vẫn không được làm công việc yêu thích, thất nghiệp hoặc làm công việc chẳng liên quan gì đến những gì mình được học hoặc tệ hơn là làm lao động phổ thông. Đó là những gì mà tôi đã trải qua mấy năm trước. Bạn có thấy câu chuyện này quen không?

Tự ti vì lỡ học một ngành không xu thế và nhìn thấy nguy cơ thất nghiệp trước khi ra trường là nỗi sợ của nhiều bạn. Tôi nhận ra lo lắng này khi trò chuyện với các bạn đang học và sắp sửa bước vào trường đại học. Nhiều bạn tốt đậu vào một trường CĐ, ĐH nào đó, sau đó lo lắng về vấn acông việc lại nghỉ, đợi năm sau đăng ký vào ngành khác, trường khác. Tuy nhiên, với số lượng các trường và các ngành học đông đảo như hiện nay thì dù bạn học ngành xu thế hay không xu thế thì khả năng thất nghiệp, làm trái nghề hoặc lao động phổ thông khi ra trường là điều hoàn toàn xảy ra.

Vậy, Thay đổi như thế nào để có  job xịn, hay ít ra cũng có được công việc có mức thu nhập ổn đây?

Nếu bạn lỡ học một ngành hoặc tốt nghiệp từ một trường không danh tiếng như bạn bè, thì việc đầu tiên là bạn không nên tự ti. Và càng không nên dằn vặt hay trách móc bản thân, gia đình vì đã lỡ định hướng cho mình ngành học đó. Thực ra bạn sẽ tìm thấy cơ hội cho mình trong tương lai nếu bạn biết cách. Và bài viết này mình hi vọng, bạn sẽ tìm thấy điều gì đó hữu ích cho mình trong trường hợp đó.

Thôi tự ti, ngẩng cao đầu làm việc.

Mới ra trường và công việc đầu tiên của bạn có thể không phải là bạn không mong muốn. Bạn đi làm nhưng tâm thái: làm tạm thời, lúc nào cũng sẵn sàng trên các sàn giao dịch việc làm. Nếu bạn đang trong trạng thái đó thì lời khuyên của mình là: Dừng ngay thái độ đó lại đi! Dù nó là công việc không ưng ý nhưng nó cũng sẽ là một phần trong hành trình trải nghiệm cuộc sống của bạn. 

Mình dám cá là bạn sẽ học được nhiều bài học hữu ích từ công việc đầu tiên này, nếu bạn nghiêm túc với nó. Bởi bạn bè, các anh chị đồng nghiệp, sếp sẽ dạy bạn vô số kỹ năng làm việc cần thiết của một người trưởng thành cần có. Những điều đó, trường học không dạy bạn hoặc là bạn chỉ học nó một cách lý thuyết ở đâu đó. 

Và có thể bạn chưa biết, thái độ làm việc là thứ luôn được các sếp đánh giá cao trong nhiều tình huống. Nếu bạn làm việc bằng sự chân thành, sự cầu tiến, sự nhiệt tình và thêm chút thông minh thì cơ hội tốt dành cho bạn sẽ ở đâu đó không xa. 

Em gái mình tốt nghiệp ngành Tiếng Anh thương mại ở Đại học ngoại ngữ. Công việc đầu tiên của em mình là làm lễ tân đứng ở cửa chào khách trong một khách sạn 3 sao. Và sau 2 năm nỗ lực, em mình lên vị trí quản lý, sau đó là giám đốc. Hiện tại, em đang là giám đốc quản lý 1 khách sạn 4 sao trong chuỗi khách sạn của tập đoàn đó, được ở nhà do tập đoàn cấp và nhận các phần thưởng mà nhiều người ao ước vào dịp cuối năm. Mình tin, nếu không có những cố gắng từ những ngày đầu đứng 8 tiếng/ngày chào khách ở cửa chắc bạn ấy sẽ chẳng có được những phần thưởng của ngày hôm nay.

Công thức thay đổi cuộc đời.

Sai lầm của hầu hết các bạn đã tốt nghiệp là dừng lại việc học của mình ở đó. Tuy nhiên, nhiều ngành học những kiến thức mà giảng đường dạy bạn không đủ hoặc không liên quan nhiều đến công việc bạn đang làm. Thậm chí môi trường làm việc là một môi trường hoàn toàn xa lạ nếu bạn đang làm công việc trái ngành. Vậy, có cách nào để chúng ta phát triển và đạt những thành tựu như bao người khác?

Mình may mắn học được công thức làm thay góc nhìn, tư tưởng khi ở trong hoàn cảnh giống bạn

Tin tốt cho bạn là có. Mình đã may mắn học được công thức làm thay đổi góc nhìn, tư tưởng khi từng ở trong hoàn cảnh giống bạn. Mình tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn nhưng lại làm giáo viên. Điều đó làm mình khá tự ti vì xung quanh mình nhiều người vẫn khoe rằng họ tốt nghiệp từ các trường ĐH sư phạm danh tiếng. Nhưng mình may mắn biết đến giáo dục tích cực và mình đăng ký học các lớp huấn luyện cho giáo viên, cho cha mẹ. Điều tuyệt vời là nhờ những lớp học đó, mình nhìn nhận vấn đề dạy dỗ học sinh một cách mở hơn. Những đứa trẻ trong lớp mình hạnh phúc hơn và mình giao tiếp với chúng hiệu quả hơn. Điều này làm cho công việc của mình trở nên nhẹ nhàng, mình đạt được thành tích nhờ ứng dụng những điều mình được học vào quá trình dạy học. 

Mình thay đổi và quyết định học thêm khi biết được công thức “UNLEARN and RELEARN” của thầy Phạm Thành Long. Công thức này có nghĩa rằng, bạn có thể tạm quên những điều đã học để học lại một điều gì đó mới mẻ. Học và thực hành những kiến thức mới bằng một tâm thái sẵn sàng học hỏi sẽ giúp bạn có thêm được kỹ năng mới. Kiến thức trước đó không hoàn toàn mất đi, mà sẽ có lúc bạn sử dụng lại chúng. Với công thức này mình học cách để làm một giáo viên tốt và sau này là một content marketing khi mình rời miền Nam về Đà Nẵng. Mình đã thực sự biết ơn công thức này. Nhờ nó, mình đã có những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và hành động. Và tất nhiên, cuộc đời của mình cũng rẽ sang những hướng tích cực hơn. 

Bạn cũng có thể áp dụng công thức này để tự tin trang bị thêm “vũ khí chiến đấu” và trở thành những chiến binh thiện chiến nhất trong lĩnh vực của bạn.

Việc nộp 7749 bộ hồ sơ xin việc nhưng vẫn bị từ chối sẽ chẳng xảy ra nữa khi bạn tự tin, cầu tiến và tự cập nhật những kỹ năng mới cho mình. Điều đó chẳng khó đúng không? Hành động ngay và thay đổi thái độ ngay bây giờ bạn sẽ thấy những tín hiệu tích cực từ cuộc sống đấy.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *